Trong nhiều năm qua dưới sự điều hành của cô Tim và Ban Quản Lý, Cơ
sở Nhà May Mắn đã đạt nhiều thành tựu về công tác chăm lo nuôi dưỡng đào
tạo nghề, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật trong cả nước.
Phòng học vi tính tại Trung tâm Chắp Cánh
Sự ra đời và phát triển
Năm 1993 sau khi tốt nghiệp đại học Mỹ thuật. Cô gái 20 tuổi tên Aline Rebeaud
(tên gọi bây giờ là Tim) người Thuỵ Sĩ đã chọn đến Việt Nam du lịch.
Nơi đầu tiên cô đến là TPHCM. Ở đây cô đã bắt gặp nhiều hoàn cảnh bất
hạnh của người khuyết tật và trẻ mồ côi bị bỏ rơi sống lang thang hè phố
góc chợ..
Với
lòng cảm thương vô tận cô Tim đã tìm thuê một căn nhà nhỏ ở vùng ngoại ô
TPHCM để nuôi dưỡng và chăm sóc những mảnh đời kém may mắn trong xã hội
(nay là quận Bình Tân - TPHCM) và ngôi Nhà May Mắn nhỏ đã ra đời từ
đó..(bây giờ gọi là Tổ Chức Nhà May Mắn).
Bằng
sự yêu thương, lòng nhân ái và công sức của cô Tim cùng sự đóng góp to
lớn của các mạnh thường quân trong và ngoài nước, trải qua gần 20 năm
hình thành phát triển, trải qua bao nhiêu khó khăn, đến nay Nhà May Mắn
đã có 3 cơ sỡ là: Nhà May Mắn, Trung Tâm Chắp Cánh, Làng May Mắn khang trang
đầy đủ điều kiện cơ sỡ vật chất cho người khuyết tật, trẻ mồ côi sinh
sống, học tập và làm việc…Đồng thời Nhà May Mắn đã kêu gọi thành lập
được 7 tổ chức hội trên thế giới là: Pháp, Thuỵ Sĩ, Đức, Bỉ, Mỹ, Canada,
Úc để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho NMM tại Việt Nam.
Phòng vẽ tranh tại Trung tâm Chắp Cánh
Các chương trình hoạt động
Hiện tại cơ sở Nhà May Mắn đang nuôi dưỡng hơn 50 người khuyết tật và trẻ mồ côi.
Nhằm
mục đích giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh có những kỹ năng sống, có
công việc tốt để ngày mai hoà nhập với xã hội một cách tự tin và sống ý
nghĩa hơn Tổ Chức Nhà May Mắn đã đề ra các chương trình hoạt động chăm
sóc sức khoẻ và đào tạo nghề và sản xuất sản phẩm cho người khuyết tật…
Ở
đây đa số các anh chị em khuyết tật đều có sức khoẻ yếu, họ cần được
chăm sóc sức khoẻ định kỳ, tập vật lý trị liệu và các dụng cụ hỗ trợ cho
sinh hoạt, học tập hàng ngày.
Vì
thế cơ sỡ đã xây dựng phòng y tế - vật lý trị liệu đầy đủ dụng cụ cho
người khuyết tật tập, xây dựng hồ bơi thuỷ liệu cho họ. Ngoài ra còn mời
các bác sĩ tới cơ sỡ khám chích ngừa các loại vác sin, khám kiểm tra
mắt, tai mũi họng định kỳ và tổ chức cho họ đi khám sức khoẻ tại các
trung tâm y tế theo định kỳ..
Về
đào tạo sản xuất: Ở Trung Tâm Chắp Cánh cơ sỡ đã mở ra 4 phòng học và
sản xuất: Phòng vẽ tranh sơn dầu, Phòng mỹ nghệ, Phòng vi tính, Phòng
may thêu.
Phòng may thêu tại Trung tâm Chắp Cánh
Tại
đây các anh chị em khuyết tật được tự chọn nghề học và làm theo khả
năng, sở thích của mình. Các học viên sẽ được các thầy cô vừa dạy học
vừa cho sản xuất các mặt hàng như: Tranh sơn dầu các loại, bàn ghế tre,
khung tranh, con chuồn chuồn tre, các loại túi xách, móc khoá và thú
nhồi bông bằng vải thổ cẩm..
Những
sản phẩm này sẽ được cơ sở chuyển giới thiệu bán trong và ngoài nước,
đăng bán online trên trang web www.nhamayman.com số tiền thu được sẽ
được đưa 80% vào sổ tiết kiệm của mỗi thành viên để mai này họ có số vốn
lập nghiệp tự tin hoà nhập cộng đồng sống bằng chính nghề của mình. Số
còn lại họ sẽ được giữ để dùng.
Bên
cạnh những nghành nghề đó Nhà May Mắn còn mở phòng làm bánh, căn tin
bán đồ ăn thức uống do chính các em mồ côi trưởng thành học và làm phục
vụ cho nhân viên và học viên, các em học sinh trong cơ sở.
Hơn
nữa tổ chức Nhà May Mắn còn mở lớp dạy văn hoá tại Làng May Mắn phổ cập
tiểu học miễn phí cho hơn 150 em học sinh cộng đồng có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn hàng năm. Mở lớp học võ VOVINAM cho các em nâng cao sức
khoẻ, mở các lớp học ngoại khoá về bảo môi trường, vệ sinh bảo vệ sức
khoẻ giúp các em có kỹ năng sống hoà đồng thân thiện với mọi người và
môi trường.
Lớp học cho học sinh cộng đồng tại Làng May Mắn
Ngoài
ra tổ chức còn nhận giúp đỡ cho rất nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn, người khuyết tật ở các tỉnh thành kinh phí điều trị bệnh và học
tập.
Với
mục tiêu ngày càng mở rộng chương trình hoạt động Nhà May Mắn đã thành
lập một văn phòng dự án nhằm vạch ra những định hướng phát triển trong
tương lai và những dự án hiện nay đã và đang được thực hiện là..
Dự
án mở trường mầm non tại Làng May Mắn..Dự định nhận khoảng 40 trẻ nhằm
giúp đỡ cho các anh chị em khuyết tật đã lập gia đình có con nhỏ và các
hộ gia đình khó khăn có con nhỏ đang sinh sống trên địa bàn gần Nhà May
Mắn để họ giảm kinh phí chi tiêu, yên tâm lao động lo cho cuộc sống gia
đình. Dự án này đã được đưa vào hoạt động vào cuối tháng 8 vừa qua..
Thứ
hai là dự án thiết kế xe Bus chuyên dụng cho người khuyết tật: do việc
tự di chuyển của các anh chị em ngồi xe lăn là cùng khó khăn vất vả vì
cơ sỡ hạ tàng đường xá, vỉ hè không đáp ứng được nhu cầu của họ..khiến
họ gặp nhiều trở ngại trong khi đi học đi làm. Nên Nhà May Mắn quyết
định sẽ kêu gọi các nhà mạnh thường quân ủng hộ mua chiếc xe Bus này vào
cuối năm 2012 nhằm giúp người khuyết tật di chuyển đi học và đi làm dễ
dàng hơn…
Dự
án thứ ba đang trong giai đoạn nghiên cứu khảo sát là dự án xây dựng
Nhà May Mắn ở vùng nông thôn nghèo: Cách TPHCM khoảng 200 km về phía
bắc. Theo ý tưởng dự án sẽ được xây dựng tại xã Nâm N’ Đir – Huyện nghèo
Krông Nô – Tỉnh Đắc Nông.
Dự
án thực hiện nhằm hỗ trợ tối đa chăm sóc người già neo đơn, nuôi dưỡng,
đào tạo nghề, dạy học văn hoá, chăm sóc y tế cho người khuyết tật và
trẻ mồ côi khó khăn trong tỉnh và các tỉnh lân cận..Đây có thể nói là
một dự án có quy mô lớn của cơ sỡ Nhà May Mắn trong tương lai và dự định
sẽ hoàn thành chính thức đi vào sử dụng cuối năm 2015.
Do
nhu cầu công việc ngày càng nhiều và quy mô hoạt động ngày càng lớn nên
hiện tại Nhà May Mắn có khoảng hơn 70 nhân viên chính thức và khoảng 10
nhân viên tình nguyện tham gia làm việc. Đồng thời để thực hiện tốt (
Điều 123 phần III của Bộ Luật Lao Động nêu chỉ tiêu 2 – 3%lực lượng lao
động trong cơ quan và doanh nghiệp phải là người khuyết tật) Tổ Chức đã
tạo điều cho nhiều người khuyệt tật được làm nhân viên chính thức ở
nhiều khâu để phục vụ cho chương trình hoạt động ở đây như: Kế toán
trưởng, Dược sĩ, Nhân viên dự án, Tiếp tân, Giáo viên dạy nhạc, Giáo
viên đồ hoạ, Nhân viên bán hàng, Trực điện thoại, Phụ bếp, Tạp vụ, Bảo
vệ..Với tỉ lệ chiếm 16,7% cao hơn rất nhiều so với Điều 123 phần III của
Bộ Luật LĐ Nhà Nước đề ra..
Không
những thế hiện nay người khuyết tật đang sinh sống và làm việc tại Nhà
May Mắn còn được hưởng đầy đủ các chế độ theo luật lao động hiện hành
cho người khuyết tật như: Chế độ nghỉ phụ sản 6 tháng chứ không là 4
tháng như những nhân viên bình thường. Được mua Bảo Hiểm Y Tế, được vay
tiền trả góp để giải quyết khó khăn, được bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, ngoại ngữ miễn phí, được theo dõi khám bệnh, phục hồi chức năng
miễn phí và được tham gia các chương trình ngoại khoá vui chơi giải trí
định kỳ…
Trong
nhiều năm qua dưới sự điều hành của cô Tim và Ban Quản Lý, Cơ sở Nhà
May Mắn đã đạt nhiều thành tựu về công tác chăm lo nuôi dưỡng đào tạo
nghề, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật trong cả nước, giúp
nhiều người khuyết tật hoà nhập xã hội có cuộc sống ổn định, phổ cập
tiểu học cho hàng ngàn em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi
lang thang ở TPHCM và hỗ trợ giúp đỡ cho rất nhiều đối tượng bệnh tật,
nghèo khó ở khắp nơi góp phần vào công cuộc bảo vệ xây dựng tổ quốc ngày
càng phồn vinh.
Với
những thành công đạt được Cơ sở Nhà May Mắn đã vinh dự nhận nhiều Bằng
Khen của Quận, Thành phố và các tổ chức từ thiện nước ngoài. Đặc biệt để
cổ vũ động viên tinh thần cho những việc làm tốt đẹp và cao cả nhân ái
của Nhà May Mắn dành cho những mảnh đời bất hạnh trong xã hội, Chủ Tịch
Nước đã trao tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba cho Nhà May Mắn vào cuối
năm 2011.
Qua
đó có thể nói Nhà May Mắn là một mô hình kiểu mẫu số 1 tại Việt Nam
dành cho người khuyết tật, đã được các tổ chức nhân đạo quốc tế đánh giá
rất cao..
Trong
tương lai hi vọng Tổ Chức Nhà May Mắn sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh,
trở thành nơi nương tựa và chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ mồ côi,
người khuyết tật cùng những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn trên toàn
quốc….góp phần vào sự nghiệp bảo vệ xây dựng đất nước ngày càng phát
triển văn minh giàu đẹp..
Nguồn: http://thanhnienviet.vn/
0 nhận xét: